CÁCH PHÂN BIỆT TINH DẦU THIÊN NHIÊN NGUYÊN CHẤT VÀ TINH DẦU TRÔI NỔI TRÊN THỊ TRƯỜNG

Tinh dầu hiện nay được bày bán tràn lan trên thị trường từ online như facebook, google, lazada, shoppee, sendo…cho đến các cửa hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ tiêu dùng…nhưng để tìm được một lo tinh dầu đúng chuẩn tinh dầu thật hoàn toàn không hề đơn giản mà có thể nói là cực kì khó khăn đối với người tiêu dùng.

Với kinh nghiệm và kiến thức nghiên cứu chuyên sâu về tinh dầu ứng dụng, CÚC HỌA MI sẽ chia sẻ một số lưu ý nhỏ khi mua tinh dầu thiên nhiên nguyên chất với hy vọng giúp khách hàng chọn được đúng tinh dầu chất lượng.

  1. Cách phân biệt tinh dầu và hương liệu
  2. Màu sắc tinh dầu.

Tinh dầu thật: hầu hết có 2 tông màu cơ bản là trắng trong hoặc màu vàng nhạt đến vàng hổ phách. Ngoài ra, một số ít tinh dầu có màu sắc khác như trầm hương siêu tinh chất có màu đen đậm, tinh dầu hoa phong lữ có thể có màu xanh ngọc….

Hương liệu: thường có pha màu sắc rất lòe loẹt xanh đỏ vàng tím…(đổ tinh dầu ra một cái chén nhỏ để kiểm tra màu sắc thật của tinh dầu). Các loại này các bạn thường bắt gặp nhiều tại các hội chợ bán hàng tinh dầu Thái Lan (mùi hương nhạt và màu sắc vô cùng loè loẹt)

  1. Ngửi tinh dầu.

Tinh dầu thật: ngửi trực tiếp rất dễ chịu, không nồn, không gắt, không gây cảm giác buồn nôn dù hương rất nồng như sả chanh, bạch đàn chanh, quế…

Hương liệu: ngửi chóng mặt, mắc ói vì có chất ổn định mùi rất khó chịu.

 

  1. Quan sát khi cho vào nước

Tinh dầu thật: không tan trong nước, hầu hết nổi trên mặt nước, một số rất ít chìm trong nước.(xin lưu ý là rất rất ít như trầm hương, quế, hương nhu…nặng hơn nước nên chìm trong nước)

Hương liệu: tan hoàn toàn trong nước.

  1. Cho vào ngăn đông tủ lạnh quan sát

Tinh dầu thật: sẽ không bị đóng băng khi cho vào ngăn đông tủ lạnh.

Hương liệu: sẽ bị đóng băng khi đưa vào ngăn đông tủ lạnh.

Trường hợp đặc biệt tinh dầu bạc hà: Nếu đưa bạc hà nguyên chất vào ngăn đông thì sẽ thấy ngay kết tủa trắng bởi chất menthol còn nếu không thấy chất kết tủa hoặc rất ít thì đó là bạc hà dỏm.

  1. Đốt tinh dầu.

Cho vài giọt tinh dầu vào muỗng nhỏ sau đó đốt lên. Tinh dầu thật sẽ làm ngọn lửa bừng lên và bốc hơi nhanh. Hương liệu thì không.

Lưu ý tinh dầu hương trái cây: Hầu hết các tinh dầu trái cây như mơ, mận, đào, chuối, dứa, dưa gang, cherry… là hương liệu tổng hợp bằng phương pháp este hóa trừ các loại trái có vỏ chứa tinh dầu như chanh, cam, bưởi, trái tắc (quất).

 

  1. Thận trọng những nơi bán tinh dầu sau:

Quý khách hàng phải thận trọng những vấn đề sau đây trước khi mua tinh dầu sử dụng để tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của gia đình. Không mua tinh dầu ở những nơi sau đây:

. Không mua tinh dầu ở những nơi có xuất xứ hàng hoá không rõ ràng, “đánh lận con đen”. Ví dụ: Đặt tên nhãn tinh dầu tạo cảm giác nhầm lẫn cho khách hàng, tinh dầu Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…tự đóng chai, đặt tên nghe như tinh dầu của Nhật Bản, Hàn Quốc…để đánh vào tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt như Fumi, Hako, Fuzi, Kumi, Juku….Quý khách hàng phải hỏi rõ xuất xứ tinh dầu thật sự ở đâu trước khi mua hàng để tránh “Tiền mất, tật mang”

  1. 80% tinh dầu trên thế giới là được sản xuất ở Ấn Độ, ngay cả những hãng tinh dầu lớn của Mỹ và Châu Âu cũng phải nhập của Ấn Độ và tái đóng gói nên hầu hết các nhãn tinh dầu của Mỹ luôn có cụm từ “Origin from India”. Nên Quý khách hàng phải thận trọng khi mua những nơi tự giới thiệu tinh dầu là tinh dầu Mỹ hoặc Châu Âu với “giá rất Việt Nam”. Tuy nhiên tinh dầu ở Ấn Độ có vô số loại từ cao cấp cho tới bình dân giá rẻ nên hầu hết bạn mua tinh dầu thường được người bán luôn nói là “nhập khẩu trực tiếp Ấn Độ” nhưng chất lượng thì “trời ơi!!!”. Nó giống mặt hàng nước mắm của nước mình vậy: có mắm nhĩ cao cấp, mắm công nghiệp, mắm độ đạm ít,…loại nào cũng có.
  2. Không mua tinh dầu trên các trang mạng xã hội không có địa chỉ rõ ràng, không biết người bán là ai, bán hàng với tư cách cá nhân hoặc địa chỉ bán hàng là tại nhà, đặt trong ngõ hẻm. Chỉ mua tinh dầu của những công ty nhập khẩu chính ngạch uy tín, có thương hiệu.
  3. Không mua tinh dầu ở những nơi bán máy khuếch tán tặng kèm tinh dầu miễn phí vô tội vạ để chiêu dụ khách hàng mua máy. Sự thật là tinh dầu chất lượng là sản phẩm vô cùng đắt tiền, ví dụ hơn 800kg hoa lavender oải hương mới nấu được 1 lít tinh dầu oải hương nên tinh dầu thật không thể nào bán với giá rẻ mạt hay làm hàng tặng miễn phí nhiều đến như vậy. Đó có phải thật sự là tinh dầu thật hay chỉ là hương liệu hoá chất. Không ai biết cả!!!
  4. Không mua tinh dầu ở những nơi không xuất được hoá đơn đỏ (hoá đơn giá trị gia tăng) cho khách hàng vì tinh dầu là hàng trôi nổi.
  5. Không mua tinh dầu ở những nơi không có công bố chất lượng hàng hoá với cơ quan chức năng Nhà nước.
  6. Thận trọng với giấy C.O.A không có giá trị pháp lý:  Giấy C.O.A (Certificate Of Analysis) là là bảng phân tích thành phần sản phẩm, bảng này doanh nghiệp tự làm và không có giá trị pháp lý trước cơ quan nhà nước. Khi khách hàng hỏi về giấy tờ pháp lý của tinh dầu thì người bán hàng thường chỉ gửi giấy này và tự đóng mộc công ty (nếu là công ty). Giấy này bạn có thể lên google tìm kiếm có đầy trên mạng, sau đó tải về và đóng dấu là xong. 
  7. Không mua tinh dầu ở những nơi nhân viên không có một chút nào kiến thức về tinh dầu, tư vấn lan man, tránh né câu hỏi của khách hàng hoặc không thể trả lời câu hỏi của khách, ậm ừ cho qua…

 

CÚC HỌA MI mong rằng với những lưu ý về cách phân biệt tinh dầu thật và hương liệu trên sẽ giúp quý khách trở thành những người mua hàng thông thái.